Đàn Hương Hình
Lúc này, sâu khấu rối tinh rối mù, tiếng trống tiếng thanh la dồn dập,
miêu cầm tr… ưng tưng tưng. Lợn đen xoay tròn, hậu môn lút nửa kiếm đàn
hương, cha con Triệu Giáp xoay theo như một cơn lốc đen. Tuần phủ Sơn
Đông Viên Thế Khải bị lợn cắn gãy một cẳng, máu chảy dầm dề. Tư lệnh
quân Đức Caclôt bị cắn mất nửa mông, nằm phủ phục mà la hét. Sướng quá,
mát ruột mát gan! Đã trừ khử được hai tên súc sinh! rồi ầm một tiếng
trời long đất lở, chân Viên Thế Khải lại nguyên vẹn, mông Caclôt không
có chuyện gì. Họ đang ngồi yên vị trên ghế giữa sân khấu. con lợn đen
lắc mình biến thành cha tui Tôn Bính, nằm sấp trên đất chịu tội đóng cọc xuyên hậu môn. Chỉ nghe tiếng gõ bụp bụp bụp, tiếng cọc xuyên qua thịt
sựt sựt sựt, cha tui gào thét xé màng nhĩ…
Tim tui đập thình thịch, toàn thân tóat mồ hôi lạnh. Tám Chu cười tủm, hỏi:
- Ngủ đủ chưa?
Tui ngỏ ý xin lỗi:
- Ông Tám, chán quá, không hiểu sao lúc này mà cháu ngủ được!
- Ngủ được là tốt. Ơû đời, chỉ những người ăn ngủ bình thường trước khi
hành sự, mới làm nổi những chuyện kinh thiên động địa – Tám Chu lại đẩy
gói bánh bao Tư Giả về phía Mi Nương, nói – Cứ ăn từ từ, vừa ăn vừa nghe tôi kể lại tình hình ngày hôm nay. Sáng nay, bố chồng cô đã chuốt xong
hai chiếc cọc bằng gỗ đàn hương. Quan huyện đã cho dựng đài Thăng Thiên
trên bãi tập trước thư viện Thông Đức đối diện với sân khấu. Trước Đài
dựng một lều cói, bên lều đặt một ghênh lớn đầy dầu, sôi sùng sục. bố
chồng cô Triệu Giáp, chồng cô Giáp Con, hai cha con vui mừng hí hửng.
Thả cọc đàn hương đun trong dầu, mùi thơm thoang thoảng bay mười dặm.
Dầu thơm ghênh lớn, chảo nhỏ thịt bò, cha con Triệu Giáp, miếng nhỏ
miếng to ăn nhờn mép. Đợi giờ Ngọ trưa mai, đóng cọc cha cô như xiên
chả. Trước cổng huyện vẫn lính gác dày đặc. Tiền Đinh mà cô rất thân vẫn biệt tăm cùng Viên Thế Khải và Caclôt. Tôi sai một đứa đóng giả làm
người đưa thực phẩm vào huyện, liền bị lính Đức đâm một lê. Xem ra, cổng trước không vào được. Tám Chu đang nói, chợt bên ngoài có tiếng rít
chói tai. Mọi người giật mình thì một con khỉ lẻn vào, theo sau là Hầu
Tiểu Thất mắt sáng rực, lại gần Tám Chu, nói:
- Ông Tám, vui
rồi! Con đợi phía sau nha môn một lúc thì được tin ông Tư, nói quá nửa
đêm thì vào trong bằng cách vượt tường hậu. Nhân lúc bọn lính mỏi mệt,
ma không biết quỉ không hay, ta đánh trái người. Con đã tranh thủ quan
sát địa hình, phía tường hậu có một cây du cổ thụ mọc nghiêng, leo lên
cây du mà vào bên trong.
Tám Chu mừng ra mặt, lão hí hửng:
- Bây giờ ai ngủ được thì ngủ, ai không ngủ được thì nằm yên dưỡng thần.
Đã đến lúc này cần đến sức khỏe rồi. Ta mà thành công chuyến này, chẳng
khác quật vào mông Caclôt – Tám Chu sôi nổi nói với người đang nằm trên
chiếu, chuẩn bị đánh tráo cho Tôn Bính – Dậy đi chú Sơn, chú ngủ đã
tương đối rồi, sư phụ đã chuẩn bị một hồ rượu, một con gà đã rút xương,
ta uống chia tay nhau. Nếu chú có gì băn khoăn thì ta lập tức thay người khác. Kỳ thực, đây là chuyện long trời lở đất, tiếng nổi như cồn. Ta
biết, chú thích hát, chú mới đúng là chân truyền đệ tử của Tôn Bính,
giọng của chú là phiên bản của giọng Tôn Bính, nét mặt dáng người chú
giống Tôn Bính đến bảy phần. Tôn Mi Nương nhìn kỹ chú Sơn, xem có giống
bố cô hay không?
Người kia uể oải ngồi dậy, ngáp một cái sái cả
quai hàm, lấy tay chùi nước miếng, rồi quay mặt về phía tui, khuôn mặt
anh ta thô và dài như đẽo bằng rìu. Mắt anh ta quả nhiên có đến tám phần giống mắt cha tui, mũi cũng cao cao như mũi cha tui. Miệng anh ta thì
khác xa miệng cha tui. Cha tui có cặp môi dày, còn môi người này thì hơi mỏng. Tui nghĩ giả sử làm thế nào để môi anh ta dày lên một chút, thì
anh ta rất giống cha tui, nếu như cho mặc quần áo của cha tui, thì thật
khó mà phát hiện thực giả.
- Ông Tám, con còn quên một chuyện –
Hầu Tiểu Thất có phần lúng túng – Ông Tư dặn con phải lập tức nói cho
ông Tám rõ, rằng Tôn Bính khi thẩm vấn đã chửi mắng rất dữ, Caclôt thẹn
quá hóa giận, dùng báng súng lục đánh gãy hai răng cửa của ông ấy…
Mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía Sơn. Miệng anh ta, giữa cặp môi hé mở là hàm răng đều đặn. Aên mày nhai sắt nhai thép, nên nói chung răng phải khỏe. Tám Chu nhìn miệng Uùt Sơn, nói:
- Chú nghe thấy rồi đấy, hãy suy nghĩ cho kỹ, đồng ý thì làm, không đồng ý thì thôi, không ép.
Uùt Sơn nhe răng, cố ý phô hàm răng tuy không thật trắng nhưng đều tăm tắp, mỉm cười:
- Sư phụ, đồ đệ đến thân còn chẳng tiếc, tiếc gì hai cái răng?
- Giỏi, chú Sơn, không hổ là đồ đệ của ta – Tám Chu cảm động nói, hai tay cầm cái bọc đom đóm đưa đi đưa lại trước ngực, soi rõ bộ râu bạc phơ
rối bù.
- Sư phụ – Uùt Sơn lấy tay gõ đàn răng, nói – Chúng bắt đầu ngứa ngáy rồi, sư phụ cho bê rượu thịt lại đây!
Bọn tiểu yêu vội vàng bê gói thịt gà bọc lá sen và vò rượu để sau lưng Tám
Chu. Gỏi lá sen chưa mở, nhưng tui đã ngửi thấy mùi thơm của thịt gà;
nút vò chưa mở, nhưng tui đã ngửi thấy mùi thơm của rượu. Mùi thơm của
thịt gà quay và mùi thơm của rượu rất khác nhau, nhưng trộn hai mùi ấy
làm một lại mang đậm không khí Tết Trung thu. Một luồng ánh trăng rọi
qua khe cửa, dưới ánh trăng ấy, con gà quay màu hồng lấp lánh, dưới ánh
trăng ấy, hai cái bát đàn được bày hai bên con gà. Tám Chu giắt túi đom
đóm vào thắt lưng, phủi phủi hai bàn tay màu xanh. Tui trông thấy những
ngón tay thon thả, khéo léo như những chu nhỏ. Ông ta chỉ nhích hai cái
là đã ngồi trước mặt con người tình nguyện đột nhập nhà lao chết thay
cha tui. Ông đưa bát rượu cho Uùt Sơn. Uùt Sơn phát ngượng, vội vàng đỡ
lấy bát rượu:
- Sư phụ, làm sao dám để sư phụ rót rượu cho đồ đệ?
Tám Chu bê bát rượu của mình lên, cụng bát của Uùt Sơn một cái rõ kêu, rượu bắn tung tóe, rồi hai người nhìn nhau không chớp, mắt như những đốm sao lấp lánh, như tia lửa bắn ra từ cái liềm sắt dùng để đánh lửa; hai cặp
môi đều run, hình như định nói gì mà không nói, rồi cùng ngửa cố uống
ừng ực một hơi hết bát rượu. Tám Chu đặt bát xuống, tự tay xé một đùi gà dính nguyên cả da, đưa cho Uùt Sơn. Uùt Sơn đón chiếc đùi gà, định nói
gì nhưng lại thôi, rồi nhét đầy miệng. Tui trông thấy thịt gà lộn hai
vòng trong miệng Uùt Sơn rồi chui xuống bụng, yết hầu cộm lên như có con chuột chạy trong đó. Tui rất muốn chạy về nhà làm món xáo chân chó mời
anh ta, nhưng không kịp nữa rồi. Món này phải ninh một ngày một đêm. Hàm răng Uùt Sơn hơi vàng nhưng cực khỏe. Gặm hết gân, anh chuyển sang nhai xương rau ráu, nuốt hết, không nhả ra chút gì. Ôi, con người thương
mến, nếu biết hôm nay anh vì chữ nhân mà chết thay cha tui, thì tui đã
mời anh đến nhà, bày ra mâm cỗ đầy, mời anh thưởng thức mĩ vị của trần
gian. Tiếc rằng sống ở trên đời, không ai có mắt sau gáy! Uùt Sơn vừa ăn xong cái đùi gà, Tám Chu đã đưa tiếp cái đùi còn lại. Uùt Sơn chắp tay
vẻ nghiêm trang, nói:
- Cảm ơn sư phụ đã cho đồ đệ hạnh ngộ này.
Rồi anh quài tay ra sau lưng cầm lấy viên gạch vỡ đập một phát vào miệng
đánh “bốp”, một chiếc răng rơi xuống đất, máu miệng tứa ra.
Mọi
người ngớ ra, không nói gì, lúc nhìn miệng Uùt Sơn máu me bê bết, lúc
nhìn Tám Chu nét mặt tối sầm. Tám Chu dùng ngón tay trỏ gảy gảy cái răng dưới đất, ngẩng lên hỏi Tiểu Thất:
- Tôn Bính gãy tất cả mấy răng?
- Ông Tư nói là hai cái.
- Chú nghe rõ đấy chứ?
- Rất rõ, thưa ông Tám
- Sự tình như thế này… - Tám Chu nhìn Uùt Sơn tỏ vẻ băng khoăn – Sư phụ không nỡ bảo chú đập nhát nữa.
- Sư phụ đừng băn khoăn gì hết, đập một, đập hai cũng vậy thôi - Uùt Sơn nhổ bọt máu trong miệng rồi giơ viên gạch lên.
Tám Chu nghiêm giọng quát:
- Khoan hẵng…
Nhưng Uùt Sơn đã đập nhát thứ hai.
Uùt Sơn cúi xuống nhổ ra hai chiếc răng cửa.
Nhìn miệng Uùt Sơn giờ là cái hốc đen ngòm, Tám Chu cáu tiết quát:
- Đồ khốn, bảo gượm lại không gượm, nhiều hơn một cái rồi, thiếu thì còn đập tiếp được, nhiều hơn thì biết làm thế nào?
- Sư phụ đừng lo, khi ấy đồ đệ ngậm miệng lại là ổn.
Nửa đêm, theo lời chỉ dẫn của ông Tám, tui mặc áo chẽn rách, đội mũ cói
rách, lặng lẽ cùng đoàn ăn mày ra khỏi cửa. Đường phố vắng tanh không
một bóng người. Vầng trăng vằng vặc, ánh trăng màu nhũ bạc, khiến muôn
vật giữa trời và đất thông linh được với nhau, mê hoặc nhau. Tui bất
giác rùng mình, hàm răng va vào nhau lập cập. Tiếng răng va vào nhau chỉ mỗi tai tui nghe thấy, vậy mà tui cứ tưởng nó sẽ đánh thức cả huyện
dậy.
Một đoàn người, có Hầu Tiểu Thất với con khỉ trên vai, dẫn
đường. sau lưng Tiểu Thất là thằng Quậy với thân hình hộ pháp, tay cầm
xẻng sắt, nghe nói anh là cấp tiên phong trong việc khoét gạch đào
tường. Đi bên cạnh Quậy là Uùt Liên, bên mình đeo cuộn da trâu, nghe nói anh là tổ sư của nghề leo tường vượt mái. Rồi đến hiền nhân Uùt Sơn vĩ
đại, một anh hùng vì đại nghĩa mà tự hủy dung nhan, dấn thân vào chỗ
chết, tấm gương trung liệt sáng mải muôn đời. Chỉ thấy anh: mình không
run, bước không loạn, dáng hiên ngang, khí ngất trời, đến chỗ chết mà
như đi dự tiệc, người như thế, mấy trăm năm chưa chắc đã có một người!
Đi sau Uùt Sơn là Thủ lĩnh Tám Chu, cũng là một trang hảo hán cắn sắt
ngậm ngang, đội trời đạp đất ở đời. Ông Tám Chu dắtt tay tui. Tui là gái thuyền quyên mặt hoa da phấn. Một đoàn gọn nhẹ, Triển Đô Uùy, Bao Thanh Thiên, tả Vương Triều, hữu Mã Hán, tiền Địch Long, hậu Địch Hổ, mượn
gió đông, tức khí Chu Du. Tại miếu cam lộ kết lương duyên…
Bọn
tui đi theo Tiểu Thất qua phố lớn, rẽ sang ngõ Lò Rèn, từ ngõ Lò Rèn rẽ
sang chợ Giầy Cỏ, sau chợ là bức tường thấp. Khom người chạy men theo
bức tường, rẽ sang ngõ nhà họ Lỗ. Ra khỏi ngõ nhà họ Lỗ, là cầu Tiểu
Khang bắc qua sông Tiểu Khang. Dưới cầu, nước trắng như bạc. Qua cầu
Tiểu Khang, rẽ vào ngõ Hàng Dầu, ngẩng nhìn lên; bức tường cao trước
mặt, phía trong là hậu viên của huyện nha.
Tui ngồi thở dưới
bóng của bức tường, tim đập như trống làng. Các vị hành khất đều thở
dốc, mắt long lanh như có lửa, mắt con khỉ cũng long lanh. Tui nghe ông
Tám nói:
- Bắt đầu thôi, đến giờ rồi!
Uùt Liên
tháo cuộn dây bên mình, ném một đầu lên cây du. Sợi dây vắt qua cành rũ
xuống. Uùt Liên tay nào chân ấy nhanh hơn vượn, thoắt cái đã ngồi trên
chạc cây, từ đó nhảy xuống đầu tường, rồi tụt theo dây vào bên trong.
Chỉ lát sau, một sợi thừng khác đã ném qua tường ra phía ngoài. Tám Chu
túm đầu dây thắt chặt, động tác chuẩn xác đâu ra đấy. Ông quăng đầu dây
cho Tiểu Thất. Tiểu Thất tung con khỉ nhẹ nhàng bay lên cây, rồi tay
ghìm thừng, chân đạp tường, chẳng vất vả gì đã lên đến đầu tường, chuyển sang sợi dây kia rồi biến mất vào bên trong. Ai vào tiếp? Ông Tám đẩy
tui lên. Tui luống cuống, toát mổ hôi, bàn tay dính nhơm nhớp. Sợi dây
thừng trong tay tui lạnh toát, như một con rắn. Tui co dây, bước được
hai bước trên mặt tường thì tay đã mỏi, chân tê, toàn thân bủn rủn. Cách đây không lâu, tui không cần thừng mà vẫn leo được lên cây, hôm nay có
thừng mà chịu. Trước kia tui nhanh nhẹn như mèo, giờ tui nặng nề như
lợn. Không phải cha đẻ không sốt sắng bằng cha nuôi, cũng không phải tui đang mang thai. Đúng ra là ở nơi đây tui đã bị ăn đòn. Tục ngữ có câu:
Chim phải tên sợ bóng cây cong. Trông thấy cái chạc cây, tui lại tưởng
như mình đầy cứt chó, mông đít đau ê ẩm. Lúc này, ông Tám Chu rỉ tai
tui:
- Nhớ là cứu cha cô, chứ không phải cha của bọn tôi đấy nhé!
Quả như lời ông Tám, đám hành khất xả thân để cứu cha tui. Vậy trong giờ
phút nghiêm trọng này, tui không được hèn nhát. Nghĩ vậy tui mạnh dạn
lên, mình phải như Hoa Mộc Lan tòng quân thay cha, tui nghĩ tới Dư Thái
Quân trăm tuổi vẫn làm tướng. Phân chó mặc phân chó, roi vọt kệ roi vọt. Không chịu khổ thì làm sao được người? Không xông pha nguy hiểm thì sao thành sự nghiệp, để tiếng thơm lưu truyền muôn thuở. Tui nghiến răng,
dậm chân, nhổ nước bọt vào tay, tui níu dây thừng bước bước trèo, vầng
trăng vành vạnh ở trên cao. Phía dưới, các vị hành khất đùn tui nhanh
đến nỗi tui như bay lên, loáng cái tui đã đứng đầu tường, nhìn vào huyện nha mái ngói lô xô như vẩy cá. Phía dưới đã có Hầu Tiểu Thất đứng đợi.
Tui bám sợi thừng mắc trên cành cây, nhắm mắt tụt xuống, rơi đúng một
bụi trúc.
Nhớ khi nao cùng Tiền Đinh trăng hoa tại Tây Hoa sảnh, qua cửa sổ hậu, tui từng nhìn thấy cảnh đẹp hậu viên, đập vào mắt đầu
tiên là khóm trúc xanh này, rồi đến mẫu đơn nguyệt quí thược dược, rồi
thì đinh hương mùi thơm gắt. Trong vườn còn có hòn non bộ, trên bày hoa
cúc trồng trong chậu, đá Thái Hồ bóng nước lung linh đứng giữa hồ sen
nhỏ xíu, những bông sen khoe sắc với người, cặp bướm hồng hút mật trên
hoa, đàn ong vo ve bay lượn. Một phu nhân mặt đen đi dạo, vẻ nghiêm
trang không kém Bao Công, có a hoàn thanh mảnh theo sau. Tui biết, phu
nhân không phải loại sắc nước hương trời, nhưng là bạc kết tóc xe tơ của quan huyện. Tui biết, bà xuất thân thế gia vọng tộc, học cao tài rộng,
lắm mưu nhiều kế, nha dịch ai ai cũng nể bà, ngay quan huyện cũng phải
nhường đôi lúc. Tui rất muốn ra hậu viên ngắm cảnh, nhưng quan huyện sốn chết không nghe. Cứ thu mình trong Tây Hoa sảnh, ra hậu viên chuyện sẽ
chẳng lành! Nào ngờ hôm nay tui có dịp đến hậu viên, có điều không phải
đến dạo chơi, mà là cứu cha tui.
Mọi người tập hợp tại chỗ rừng
trúc. Tiểu Thất vẫy con khỉ trên cây xuống. Họ ngồi xổm, nghe tiếng
thanh la canh Ba cầm canh từ xa đến gần rồi từ gần đến xa. Phía trước có tiếng ồn ào, có lẽ thay gác. Sau đó cảnh vật yên tĩnh không một tiếng
động, chỉ còn tiếng khóc ri ri thê thảm của những con trùng mùa thu khóc than cho số phận ngắn ngủi. Tim tui đập thình thịch, định nói mà không
dám mở miệng. Bọn ông Tám Chu ngồi im như phỗng và cũng không một lời
trao đổi, y như năm hòn đá tảng đen sì. Chỉ con khỉ đôi lúc cựa quậy,
liền bị Hầu Tiểu Thất giữ chặt.
Trăng đã ngả về tây, quá nửa
đêm, ánh trăng lạnh hơn, sương thu ướt đẫm cây cỏ, bóng loáng như quang
dầu. Sương ướt mũ tui, ướt áo tui, ngay cả trong nách cũng cảm thấy ẩm
ướt. Không hành động ngay thì trời sáng mất, ông Tám! Tui sốt ruột quá.
lúc này tui lại thấy phía trước có tiếng ồn ào, tiếng gào khóc, tiếng
thanh la phèng phèng. Tiếp đó, một quần đỏ bao trùm huyện nha.
Một nha dịch mặc quần áo công sai từ con đường nhỏ bên cạnh Tây Hoa sảnh
lặng lẽ chạy tới, chỉ vẫy tay một cái, không nói câu gì. Bọn tui chạy
theo ông ta, men theo con đường nhỏ bên Tây Hoa sảnh, qua phòng thuế vụ, phòng chủ bạ, phòng thừa phái. Trước mặt là Ngục Thần miếu, trước miếu
là phòng giam tử tù.
Tui trông thấy trước có đám cháy, ngọn lửa
cao đến hơn ba trượng, nhà bếp là nơi phát ra hỏa hoạn. Mây sinh mưa,
lửa sinh gió, khói đen cuồn cuộn bốc lên. nhốn nháo như kiến chạy lụt,
ầm ĩ như quạ bị phá tổ. Lính tráng chạy như mắc cửi, tay thùng tay gậy.
Nhân lúc nhốn nháo, bọn tui vượt qua phòng giam nữ, lướt tới phòng tử
hình nhanh như chớp, nhẹ nhàng như gót giầy bôi trơn bằng dầu. Phòng
gian thối hoắc, chuột thách thức mèo, bọ chó to bằng hạt đậu. Chỉ có cửa ra vào, không cửa sổ, thoạt vào không thể nhìn thấy gì.
Ông Tư
mở khóa phòng giam tử tù, luôn miệng giục mau mau lên. Tám Chu cầm bọc
đom đóm khua khua, lóe lên một vệt sáng xanh trong phòng. Tui thoáng
nhìn thấy cha tui mặt tím tái, máu me đầy miệng, răng cửa gãy, không còn ra hồn người. Cha ơi, tui vừa cất tiếng thì một bàn tay hộ pháp đã bịt
miệng tui lại.
Cha tui bị xích cả chân lẫn tay bằng xích sắt,
xích được lồng vào một khối đá lớn giữa phòng giam, dù có sức mạnh ngàn
cân cũng không thoát. Nhờ ánh sáng đom đóm, ông Tư mở chiếc khóa lớn ở
xích sắt, gỡ tay cha tui ra. Uùt Sơn bỏ quần áo mặc ngoài, để lộ bộ quần áo đang mặc bên trong cũng cũ rách như bộ cha tui đang mặc. Uùt Sơn
ngồi vào vị trí cha tui lúc nãy để ông Tư xích lại. Mấy người đưa bộ
quần áo của Uùt Sơn vừa thay ra cho cha tui mặc vào. Cha tui vụng về
lúng túng, phối hợp chẳng ra sao, lại còn hét toáng lên:
- Các người làm gì thế này? Các người muốn gì?
Ông Tư vội bịt miệng cha tui. Tui nói khẽ:
- Cha tỉnh lại đi, con gái Mi Nương đến cứu cha đây.
Cha tui lại định hét nữa thì Tám Chu đã thoi một quả giữa huyệt thái dương, cha tui lặng lẽ đổ gục không kêu được một tiếng. Thằng Quậy vắt hai tay cha tui qua vai, cõng ông lên. Ông Tư gằn giọng quát:
- Chạy mau!
Bọn tui chui ra khỏi phòng giam, tranh thủ lúc nhộn nhạo, chạy ra con đường hẻm phía sau ngôi miếu. Trước mặt là đám nha dịch xách thùng chạy từ
Nghi môn tới. Quan huyện Tiền Đinh đứng trên tam cấp, hét to:
- Ai vào chỗ người ấy, không được lộn xộn.
Bọn tui ngồi trong bóng tối của ngôi miếu, im như thóc mục.
Mấy chiếc đèn lồng dẫn đường cho một đại quan xuất hiện trước Nghi môn, rất nhiều vệ sĩ xúm xít xung quanh, chắc chắn là Tuần phủ Viên Thế Khải chứ không phải ai khác. Bọn tui trông thấy quan huyện Tiền Đinh rảo bước đi tới, khuỵu chân chào, giọng rành rẽ:
- Ti chức quản giáo không cẩn thận để xảy ra cháy nhà bếp, kinh động đến da, ti chức tội đáng muôn chết!