Đàn Hương Hình
Nếu coi cuộc đời mỗi người là một bài văn, và những chặng đường đời là
những câu văn, thì những quyết định trong đời cũng giống như những dấu
câu…
Cuộc đời mỗi người bắt đầu từ một dấu chấm hỏi.
Số phận đặt ra nhiệm vụ cho con người phải giải mã dấu hỏi chấm bằng những sự lựa chọn.
Nhưng cuộc sống lại yêu cầu ở con người nhiều hơn là những sự chọn lựa…
Mỗi người phải tự tìm cho mình một cách sống riêng để cuộc đời mình kết thúc bằng một dấu chấm.
Nhưng không phải ai cũng có thể đặt cho mình một dấu chấm.
Không ai có thể viết hộ bài văn cho người khác. Mỗi người chúng ta đều đang
tự viết nên bài văn về cuộc đời mình bằng những dấu câu. Dấu chấm hỏi,
dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy…, và cả những hệ quả đằng sau những dấu suy ra…
Những dấu ba chấm…như là những khoảng lặng…
Sẽ có đôi khi sự mỏi mệt khiến người ta không còn muốn viết tiếp những
trang viết của đời mình. Nếu buông rơi cây bút, đơn giản là bài văn về
cuộc đời bạn sẽ vĩnh viễn dang dở. Không ai muốn đọc một bài văn dang
dở. Một bài văn dang dở là một bài văn vô nghĩa.
Còn bạn, bạn sẽ kết thúc bài văn của mình bằng dấu câu nào?
Dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, một dấu chấm…
Hay là… một dấu chấm than?
Theo hướng Lưu Phác ra hiệu bằng miệng, ta nhìn thấy phía khán đài trước mặt có người đám người quần áo sặc sỡ, hình dung cổ quái. Người mặt
trắng môi son, người mặt đỏ tai to; người trán xanh mắt vàng, người mặt
đen như trôn chảo. Ta giật mình, nhớ lại đội quân cách đây không lâu của Tôn Bính, chẳng lẽ họ tụ tập trở lại, kéo về huyện thành? Mồ hơi ướt
đầm, tỉnh hẳn rượu, ta vội vàng chỉnh đốn quần áo mũ mãng, bước tới chỗ
họ.
Đám người này vây quanh một cái hòm to tướng màu đỏ, ngồi
trên hòm là một người đàn ông dùng màu trắng và màu vàng kim vẽ mặt
tượng trưng cho một Nghĩa miêu đại trung đại dũng. Ông ta khoác chiếc áo lông mèo màu đen rộng thùng thình, đội mũ lông mèo hai tai dựng đứng,
chỗ tai nhọn có hai túm lông trắng. Những người khác, người khoác áo
lông mèo, người đội tấm da mèo, ai mấy lặng im, vẻ mặt nghiêm túc, như
sắp đăng đàn biểu diễn. Mặt hòm để rất nhiều đao thương kiếm kích,
Ngù đỏ rực rỡ, liếc qua cũng biết đó là đồ nghề của gánh hát. Thì ra đây là gánh hát Miêu Xoang của vùng Đông Bắc Cao Mật! Chẳng lẽ họ đến đây biểu diễn? Dân vùng Đông Bắc Cao Mật vốn cứng đầu cứng cổ, ta rất thấm thía
điều này. Kịch Miêu Xoang thần bí mà sâu lắng, khi biểu dĩên có thể
khiến hàng vạn người phát cuồng, mất hết lí trí… Nghĩ tới đây, ta lạnh
xương sống, tưởng như trước mắt gươm giáo sáng lòa, ngỡ như bên tai
trống chiên dậy đất. Lưu Phác ghé tai ta nói nhỏ:
- Bẩm ông lớn, tiểu nhân có dự cảm…
- Nói.
- Đàn hương hình là cái mồi nhử, mà các đào kép vùng Đông Bắc Cao Mật là những con cá đến cắn câu.
Ta giữ vẻ điềm tĩnh, mỉm cười, bước đi chững chạc ra vẻ một quan lớn đến trước mặt họ. Lưu Phác đi theo hộ vệ.
Toàn thể gánh hát không ai nói câu gì. Nhưng nhìn mắt họ, ta biết họ có thái độ thù địch.
- Đây là tri huyện đại nhân – Lưu Phác nói – Các người có chuyện gì cứ nói.
Im lặng.
- Các người từ đâu tới? – Ta hỏi.
- Từ Đông Bắc tới – Người ngồi trên nắp hòm trả lời như hát, giọng ồm ồm.
- Đến có việc gì?
- Diễn kịch.
- Ai bảo các người đến đây diễn kịch vào lúc này?
- Miêu chủ.
- Ai là Miêu chủ của các người?
- Miêu chủ của chúng tôi là Miêu chủ.
- Ông ấy ở đâu?
Linh miêu giơ tay chỉ Tôn Bính trên đài Thăng Thiên.
- Tôn Bính là trọng phạm triều đình, bị cực hình đã ba ngày nay, làm sao có thể triệu các người đến đây biểu diễn?
- Trói trên đài cao chỉ là xác thịt, linh hồn ông đã về Đông Bắc Cao Mật
từ lâu. – Linh miêu như xuất thần – Người bao giờ cũng ở bên chúng tôi.
Ta thở dài, nói:
- Bản quan rất hiểu tâm trạng các người. Tôn Bính tuy phạm tội đại nghịch vô đạo, nhưng ông ấy là ông tổ Miêu Xoang của các người. Trước lúc lâm
chung diễn Miêu Xoang cho ông ấy xem là hợp tình hợp lý. Nhưng đúng vào
lúc này, ở chính nơi này mà diễn là không thích hợp. Các người đều là
con dân của huyện ta, xưa nay ta yêu dân như con. Vì sự sống còn của các người, ta khuyên các người hãy mau chóng rời xa nơi này trở về Đông
bắc, ở đó, các người muốn diễn gì thì diễn, bản chức không can thiệp.
Nghĩa miêu lắc đầu, nói nhỏ nhưng kiên quyết:
- Không, Miêu chủ đã lệnh cho chúng tôi biểu diễn ở đây cho người xem.
- Vừa nãy người đã nói, trói trên đài chỉ là cái xác của Miêu chủ, còn
linh hồn ông thì đã về Đông Bắc Cao Mật từ lâu. Các người diễn ở đây,
chẳng hóa ra diễn cho cái xác xem hay sao?
- Chúng tôi nghe lệnh của Miêu chủ – Nghĩa miêu không lay chuyển.
- Các người không sợ mất đầu sao? ta chỉ về phía huyện nha, quan quân
tinh nhuệ của Viên đại nhân đang đóng ở huyện; ta chỉ về phía thư viện
Thông Đức – Đây là đội kỵ mã của nước Đức đang nghỉ ngơi. Ngày mai làm
lễ thông xe, quan quân triều đình hoặc quân Đức đều như chuẩn bị ra
trận. Các người lúc này đến trước mặt bọn Đức mà biểu diễn điệu chó điệu mèo của các người, thì có khác gì nổi loạn? Ta chỉ Tôn Bính trên Thăng
Thiên đài – Chẳng lẽ các người muốn được như ông ta?
- Chúng tôi không làm chuyện gì khác, chỉ diễn trò – Nghĩa miêu bực dọc, nói –
Chúng tôi không sợ gì hết, chúng tôi diễn trò thì có gì mà sợ!
- Nhân dân vùng Đông Bắc Cao Mật thích diễn trò, bản quan có biết, bản
quan cũng rất thích Miêu Xoang, có thể hát được tất cả các làn điệu của
Miêu Xoang. Miêu Xoang đề cao trung hiếu nhân nghĩa, giáo hóa dân chúng
sống cho có lý có tình, hoàn toàn phù hợp với những điều răn dạy của bản quan. Bản quan xưa nay vẫn hết sức ủng hộ hoạt động biểu diễn của các
người, bản quan hết sức khen ngợi tinh thần vì nghệ thuật của các người. Nhưng hiện nay dứt khoát không được biểu diễn, bản quan lệnh cho các
người phải quay về chốn cũ, đợi sự việc qua đi, nếu các người muốn, bàn
quan sẽ đích thân kèn trống cờ quạt đến Đông Bắc Cao Mật mời các người
về đây biểu diễn.
- Chúng tôi phải vâng lệnh Miêu chủ – Nghĩa miêu khăng khăng không nghe lời khuyên giải.
- Ta là quan to nhất của huyện này, ta bảo không diễn là không diễn.
- Đức Vạn tuế cũng chưa bao giờ cấm dân diễn trò!
- Chẳng lẽ các ngươi chưa chưa nghe câu nói “Không sợ quan chỉ sợ quản”
sao? Chẳng lẽ chưa biết câu “Chém đầu là tri phủ, ăn đủ là tri huyện
sao?”
- Các ông có róc thịt chẻ xương, còn cái đầu chúng tôi vẫn cứ diễn – Nghĩa miêu giận dữ đứng dậy, bảo các đệ tử:
- Các con, mở hòm ra!
Các diễn viên Miêu đủ loại cầm lấy đao thương kiếm kích, nghiễm nhiên trở
thành một đạo quân thời cổ đại. Chiếc hòm đỏ cũng được mở ra, trong hòm
chất đầy những mãng bào ngọc đới, mũ mão, đồ trang sức, thanh la não
bạt…
Ta sai Lưu Phác chạy về thư viện gọi đám nha dịch đang nghỉ ngơi ở đó.
- Bản quan khuyên giải hết lời là để tốt cho bọn ngươi, vậy mà bọn ngươi
khăng khăng một mực, không coi bản quan ra gì – Ta chỉ vào Nghĩa miêu
bảo bọn nha dịch – Bắt tên đầu sỏ này lại, còn những tên khác nện cho
một trận, đuổi khỏi huyện thành!
Bọn nha dịch hò hét ầm ầm, gậy
vung loang loáng nhưng là để ra oai, không đánh thật. Nghĩa miêu lập tức quì sụp, cất tiếng khóc thê thảm, rồi chuyển giọng bắt đầu hát. Khi
Nghĩa miêu quì xuống, ta tưởng anh ta van xin ta, nhưng không phải, anh
ta quỉ lạy Miêu chủ Tôn Bính trên đài cao. Ta tưởng anh ta cất tiếng
khóc vì thương xót Tôn Bính chịu cực hình, nhưng lập tức ta hiểu rằng,
đó là khúc mở đầu cho lời ca tràn ra như thác lũ:
Miêu chủ ơi…
Người đầu đội kim quan mình mặc áo bào đỏ tay cầm côn thủy hỏa cưỡi sư
tử trường mao, Người đánh đến nơi nao, nơi ấy Người vô địch…
Mi-ao ~ mi-ao ~
Tất cả những mèo mặt đen, mèo mặt đỏ, mèo tam thể, mèo to mèo nhỏ, mèo cái
mèo đực, rất ăn ý và kịp thời đệm tiếng “Mia-o” vào lờøi ca cao vút của
Nghĩa miêu, và vừa hát vừa lấy trong hòm các nhạc cụ, kể cả cây miêu hồ
to tướng, mỗi người một thứ, hình thành dàn nhạc đệm, tiết tấu phân
minh, đệm cho lời ca Miêu Xoang.
Gậy thứ nhất đánh sập núi Thái
Hàng, san bằng Giao Châu Loan. Gậy thứ hai đánh sập Lai Châu phủ, khiếp
vía loài bạch hổ. Gậy thứ ba đánh gãy cột chống trời, lộnt ùng phèo lò
bát quái của Lão quân Thái thượng! Mi-ao ~ mi-ao ~
Cái lối diễn
xướng của Miêu Xoang có sức hấp dẫn kỳ lạ. Bọn nha dịch đều là người bản huyện, một nửa đến từ vùng Đông Bắc Cao Mật, người nơi khác không hiểu
họ si mê và gần gũi Miêu Xoang đến mức nào. Ta được Mi Nương dạy nên
biết hát rất nhiều làn điệu Miêu Xoang tuy cảm động nhưng chưa bao giờ
vừa nghe vừa khóc như họ. Ta cũng nhận thấy buổi biểu diễn hôm nay không bình thường, Nghĩa miêu thuộc hàng đại sư của Miêu Xoang. Giọng anh ta
như tiếng chuông rè, giọng kinh điển của Miêu Xoang, mà còn rất điêu
luyện trong kỹ xảo “phiên hoa”: Đưa giọng lên cao một cung bậc nữa trên
cơ sở giọng đã cao hết cỡ. Trong các bậc tài danh của Miêu Xoang, chỉ có hai người hát được như thế: Thường Mậu và Tôn Bính. Sau khi Tôn Bính
chuyển nghề, ngay Mi Nương cũng phải nói rằng, tuyệt kỹ về “phiên hoa”
đã thất truyền. Không ngờ một anh từ đâu tới biểu diễn được. Ta cho
rằng, lối diễn xướng “phiên hoa” của Nghĩa miêu hay tuyệt, có thể sánh
vai với các đại nhã trong cung đình. Ta thấy các nha dịch, kể cả nhanh
nhẹn tháo vát như Lưu Phác, đều như mê đi, miệng hé mở, quên hẳn mình
đang ở đâu! Ta cũng biết, chỉ lát nữa là tất cả bọn họ sẽ gào tướng lên
“Mi-ao ~ mi-ao”, rất có thể còn nhào lộn dưới đất, trèo thoăn thoắt trên cây, biến pháp trường sát khí đằng đằng này thành thiên đường của mèo.
Ta cảm thấy bất lực, không biết nên kết thúc như thế nào? Ta còn thấy
những tên nha dịch đứng gác trên đài cao đã như người mất hồn, đứng im
như bụt. Ơû chỗ cửa lều, Mi Nương đã đế cho lời ca bằng tiếng khóc. Giáp Con thì càng như hóa rồ. Hắn định chạy đến chỗ gánh hát, nhưng bố hắn
nắm áo giữ lại, xem ra Triệu Giáp xa quê đã lâu, trúng độc Miêu Xoang
không nặng, còn giữ được đầu óc tỉnh táo, còn nhớ gánh nặng trên vai
chửa làm tròn. Còn Tôn Bính, ta không nhìn rõ mặt vì vướng lớp vải xô,
nhưng nghe giọng không rõ khóc hay cười của ông ta, đủ hiểu trạng thái
tinh thần của ông ta như thế nào!
Nghĩa miêu vừa hát vừa múa, tà áo bay bay như hai vầng mây trắng, cái đuôi quết đất như một cây gậy
bằng thịt. Anh ta cứ vừa múa vừa hát mê hoặc mọi người, như ma như quỉ
hớp hồn người ta, tự nhiên nhi nhiên từng bước trèo lên sân khấu. Anh ta lên trước, các nghệ sĩ mèo lên theo, thế là một cuộc biểu diễn trời
long đất lở bắt đầu!
Tất cả mọi chuyện đều dở từ con mèo. Trên
sân khấu áo mèo phất phới, dưới sân khấu tiếng mèo lanh lảnh, ta bất
giác nhớ lại lần đầu gặp Mi Nương. Hôm ấy, ta xuống xã bắt bạc trở về,
kiệu của ta đi trên đường lát đá. Buổi chiều mùa xuân có mưa phùn, nên
trời tối sớm. Hàng quán hai bên đường đã lên đèn. Nước mưa đọng trên đá
lát đường, ánh lên màu trắng bạc. Phố vắng, tiếng chân phu kiệu làm rộn
lên bầu không khí tĩnh mịch. Ngồi trong kiệu ta cảm thấy hơi lạnh, trong lòng vấn vương một nỗi buồn. Nghe tiếng ếch nhái kêu rất to trong đầm
gần đó, khiến ta nhớ tới sóng lúa trên cánh đồng ở quê và những con nòng nọc bơi trong nước, không những buồn mà còn thương cảm. Ta những muốn
bọn phu kiệu về cho nhanh, để ta pha một ấm trà, đọc mấy bài thơ cổ, chỉ tiếc nỗi không có người đẹp bên mình. Phu nhân con nhà danh giá, phẩm
hạnh đaon trang, nhưng chuyện phòng the thì lạnh như băng. Ta đã thề với phu nhân, không nạp thiếp, nhưng cảnh chăn đơn gối chiếc ta không chịu
đựng nổi… Giữa lúc đang phiền muộn, ta nghe có tiếng kẹt cửa, nhìn ra
thấy đó là quán rượu, gian hàng tối mờ bay ra mùi thịt rượu thơm phức.
Ta trông thấy một thiếu phụ mặc áo trắng đứng bên cửa, chửi rất tục,
nhưng tiếng thì ròn tan. Tiếp đó, một vật đen sì bay tới đập vào kiệu.
Ta nghe tiếng chửi:
- Đập chết cha con mèo ăn vụng này!
Ta trông thấy con mèo đen vọt tới dưới mái hiên đối diện, liếm mép nhìn ra phố. Phu kiệu quát:
- To gan! Mù hay sao mà dám quăng vào kiệu ông lớn?
Người thiếu phụ vội cúi chào, lời xin lỗi ngọt như mật. Qua tấm rèm, ta thấy
nàng là con người đầy quyến rũ, vẻ yêu kiều bừng sáng buổi chiều hôm. Ta thấy trong lòng lâng lâng, hỏi tùy tùng:
- Quán này bán gì?
- Bẩm ông lớn, quán này nhất huyện về thịt chó, hoàng tửu. Người đàn bà này là Tôn Mi Nương, biệt danh là Tây Thi Thịt Cầy!
- Dừng kiệu – Ta nói – Ta đang đói và lạnh, vào uống bát rượu cho ấm bụng.
Lưu Phác khẽ khuyên ta:
- Bẩm, người ta bảo quí nhân không nên vào nơi bần tiện, tốt nhất là
không nên vào cái quán bên đường này. Theo ý tiểu nhân, ông lớn nên mau
về nhà kẻo bà lớn mong.
- Ngay Đức kim thượng cũng còn vi hành
để thị sát dân tình, chức quan bé nhỏ như ta đâu đán gọi là quí nhân!
Khát thì uống bát rượu, đó thì ăn bát cơm có gì mà ghê gớm?
Kiệu đỗ xuống bên cửa, Mi Nương vội quì xuống. Ta bước ra, nghe nàng nói:
- Mong quan lớn tha tội, dân phụ tội đáng chết! Vừa nãy con mèo ăn vụng con cá, dân
phụ quẳng nó trúng kiệu ông lớn, xin ông lớn tha lỗi.
Ta chìa bàn tay ra, nói chị Hai đứng lên, không biết thì không bắt tội, ta không chấp nhặt chuyện vừa rồi. Ta vào quán chị Hai là muốn uống rượu
ăn thịt chó, chị Hai hãy dẫn bọn ta vào trong.
Mi Nương đứng lên vái một vái:
- Đa tạ ông lớn rộng lượng! Sáng nay có con chim khách kêu rất sớm, không ngờ lại ứng vào quan lớn. Xin mời quan lớn vào trong, các vị công sai
cũng vào cả đi!
Mi Nương chạy ra giữa đường nhặt con cá rồi không thèm nhìn, quăng một phát rớt ngay trước mặt con mèo ăn vụng, nói:
- Con mèo ăn vụng kia, ta thưởng cho mi, vì mi mà đại quí nhân đến nhà.
Mi Nương thoăn thoắt châm đèn thắp nến, lau chùi bàn ghế sạch bong. Nàng
rót một bầu rượu ngon, một đĩa to thịt chó đặt lên bàn. Dưới ánh đèn
người đẹp càng thêm đẹp, sóng xuân lai láng trong lòng ta. Bọn nha dịch
mắt la mày lét, có ý nhắc ta đừng quên đạo đức. Ta cố kìm lòng nọ dạ kia lên kiệu về huyện nha, nhưng hình ảnh Mi Nương đã khắc trong lòng ta…
Tiếng trống phách, tiếng miêu hồ và tiếng ca như đàn chim trắng bay khỏi pháp trường, lúc đầu chỉ có dăm bà người len lén đi vào, sau đó từng nhóm
nhỏ mạnh dạn đến trước sân diễn, hình như họ quên vừa xảy ra ở đây cuộc
hành hình tàn khốc nhất trong thiên hạ, quên rằng người bị cọc đàn hương xiên qua thị chúng trên Thăng Thiên đài. Trên kia đang diễn một thiên
diễm tình, một khách trọ là chàng lính trêu ghẹo cô gái xinh đẹp con chủ quán. Xem tới đây, ta như bớt được gánh nặng, vì những ca từ về Tôn
Bính đã hát xong, Viên đại nhân có đến xem cũng không ngại.
Ông lính, xin hỏi ông uống gì?
Uống Nữ Nhi Hồng mới cất.
Nhà thiếp không có Nữ Nhi Hồng.
Chị Hai trên người thơm như mít.
Ông lính, xin hỏi ông ăn gì?
Aên thịt chim phượng hoàng.
Nhà thiếp không có thịt chim phượng.
Chị Hai chính là chim phượng hoàng.
Cô gái bán quán mĩ miều đưa mắt tống tình trên sân diễn, khiến người xem
rạo rực. Những câu hát đối đáp giữa cô và ông lính cứ như thoát y vũ,
cởi dần từng chiếc quần áo ra. Đây là màn đệm của kịch Miêu Xoang, rất
phong tình, rất tự nhiên thoải mái, thanh niên nam nữ đều ưa thích. Ta
sang tuổi trung niên, tóc mai đã điểm bạc, chẳng lẽ không thích phong
tình nữa sao? Xem màn đệm phong tình, ta nhớ lại những gì Mi Nương đã
cùng ta ở Tây Hoa sảnh huyện nha: