Ma Câm: Ma Khóc Dưới Hồ Tiên Đôn
Có người hỏi tôi: "Tại sao có nhiều người thích xem chuyện về đào trộm mộ như vậy?"
Nghe mấy vị tiên sinh dung mạo đạo mạo nói: "Truyện đào mộ trộm bảođáp ứng được nhu cầu tâm lý làm giàu qua một đêm của đại đa số các người đọc."
Nhưng chỉ nhăm nhăm vào việc phất lên sau một đêm thì tại sao khôngđi xem những bộ phim hành động cướp ngân hàng của Mỹ? Thực ra, thuyếtphong thủy và văn hóa lăng tẩm đã tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc.Từ cổ tới kim, việc hậu táng đã trở thành phong tục, hiện tượng đạo mộcũng theo đó xuất hiện. Đào trộm mộ cổ cũng không hoàn toàn vì phát tài, ví dụ khi nhà Nguyên diệt Tống đã cho quật mộ hoàng đế Nam Tống với mục đích cắt đứt long mạch nhà Tống, chuyện này xuất phát từ mục đích chính trị; Ngũ Tử Tư quật mộ Sở Vương đánh ba trăm roi vào thi thể, là vì báo thù; thời Ngũ đại thập quốc, có một vị Hoàng đế đam mê tửu sắc, nghenói triều đại trước có một phi tử sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành,đáng tiếc phi tử đó đã qua đời, không có duyên gặp mặt, liền nghĩ trămphương nghìn kế lấy lý do thay quan đổi quách cho người đẹp, nhân cơ hội đó để được ngắm nhìn mỹ nhân, đây thuộc mục đích ham sắc mà đào mộ; lại có những người đào trộm mộ khắp nơi là để tìm lại những công thức bímật đã bị thất truyền. Nói chung, động cơ khiến người ta đi đào trộm mộvà thủ đoạn trộm mộ thì muôn hình vạn trạng, vì trong đó tiềm ẩn văn hóa cổ đại, đồng thời, từ đó lại sinh ra vô vàn những giai thoại khác nhautruyền vào dân gian. Cứ nhắc tới chuyện đào trộm mộ thì không thể khôngnhắc tới những nội dung này, mỗi lối vào ngôi mộ cổ đều giống như mộtcánh cửa lớn thông với thế giới cổ đại, chúng ta như sờ thấy lịch sử,giải mã văn hóa truyền thống tìm lại những quá khứ đã bị biến mất, tôithiết nghĩ những điều này còn có giá trị hơn việc trộm bảo vật làm giàu.
Trong cuốn "Chuyện kể về chợ âm phủ" có nhắc tới khái niệm "Na", nóđồng âm với từ扌那 (chuyển dời), văn hóa Na là một nét văn hóa hết sức lâu đời, chữ Na được tạo thành bởi hai phần, phần bên trái là bộ Nhân đứng(亻), phần bên phải là chữ 孓隹(khó khăn). Người xưa thường phải đối diệnvới rất nhiều khó khăn, với những căn bệnh không thể nào cứu chữa và với cái chết, vì vậy mới có sự xuất hiện của Na để xua đuổi hết mọi tà mađã gây ra những khó khăn này, nói một cách đơn giản, đó chính là phongtục hàng ma bắt yêu.
Từ thời Hán, đã có những ghi chép rõ ràng về thể chế Na, quá trìnhbắt Na trừ tà trong cung điện nhà Hán đều được ghi chép lại, mỗi bướcđều có quy định hết sức nghiêm ngặt. Thực ra, phong tục tế Na cổ xưa đãcó từ thời xã hội nguyên thủy, hình thành từ thời Tây Chu, tiên Tân tớicuối nhà Hán. Na thuần túy chỉ là một tín ngưỡng tôn giáo, nó thần bí và hà khắc. Trong quá trình phát triển và diễn biến hơn hai nghìn năm sau, đã dung hòa cùng với Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, lưu truyền tớitận ngày nay. Ở vùng Tây Nam vẫn duy trì được phong tục tế Na tương đốinguyên vẹn, "Phù chú, thơ ca, nghi thức, đạo cụ, miếu thần" đều đượctruyền từ đời này qua đời khác, và nổi tiếng nhất là hoạt kịch và điệunhảy Ngu thần, Ngu nhân. Mỗi lần tổ chức tế Na, trong thôn náo nhiệtkhác thường, căn cứ vào phong tục khác nhau của từng nơi, thì lễ tế Navà truyền thuyết về Na thần cũng có phần khác nhau, ví dụ như sự khácnhau của "Khai khẩu Na, Bế khẩu Na, Na văn, Na võ" v.v... Cuốn tiểuthuyết này không phải là để khảo chứng văn hóa Na, mà chỉ để giới thiệuvài nét văn hoá và truyền thuyết của dân gian thú vị mà thôi.
Xin giới thiệu một chút về "Nhị thập tứ thần tướng" (hai mươi tư vịthần tướng) vậy. Nghe nói thời Đường Thái Tông Lý Thế Dân, cũng có nơinói là thời một vị vua nào đó triều Tống hoặc Hán. Nói chung, là vịhoàng đế này nghe nói Trương thiên sư trên núi Long Hổ có bản lĩnh rấtcao cường, muốn thử một chút tài nghệ của ông ta, lệnh cho hai mươi tưngười nấp sẵn trong cung đánh chiêng gõ mõ, sau đó báo với Trương thiênsư trong cung có ma, hạ lệnh cho ông ta vào cung làm phép bắt ma trừ tà. Trương thiên sư đã dùng kiếm chém đầu hai mươi tư người này, từ đó âmhồn bất tán, lần này thì trong cung đúng là có ma quỷ phá phách thật,kinh động đến thánh giá, hoàng đế đành phải phong hai mươi tư người nàylà Na tướng. Người đứng đầu được phong là "Âu dương kim giáp đại tướngquân", những vở kịch liên quan tới điển tích này trong Na kịch thường là "Trừ ma diệt yêu giữ bình an, ngũ cốc hưng đăng, lục súc thịnh", mànkịch cuối cùng thường là sự xuất hiện của Na thần, Na thần cầm kiếm chỉvề phía trước, vẽ vào trong không trung một chữ "Thu", biểu thị thu phục toàn bộ yêu ma quỷ quái, rồi vở kịch được khép lại.
Không chỉ có một vị Na thần, ví dụ như Na giáo cổ hơn ba nghìn nămtrước, họ thờ phương hướng ăn thịt ma quỷ, thần vật ăn thịt ma quỷ cũnglà một nội dung quan trọng trong văn hóa Na, nó có nhiều trong nhữngđiệu nhảy Sơn Tiêu. Sơn Tiêu không phải giống vượn Châu Phi ngày naychúng ta hay nhắc tới, mà là loài quái vật một chân, nên khi di chuyểnnó chỉ nhảy lò cò trên mặt đất. Vì văn hóa Na đã có từ lâu đời, nhiềuloại tôn giáo đời sau đều có bóng dáng của văn hóa Na. Mặt nạ vỏ câylong não là một đặc trưng của Na giáo. Tương truyền, khoảng ba bốn nghìn năm trước, có người đào được một chiếc mặt nạ đồng, sau đó không rõ vìlý do gì mà tấm mặt nạ bằng đồng đó bị phá hủy, sau này không ai dám sửdụng nữa, họ lấy vỏ cây long não làm mặt nạ thay thế. Phần truyền thuyết này cũng đã quá lâu, ai là người đào được chiếc mặt nạ đồng? Sau đó vìsao lại không dám sử dụng nữa? Đến ngày nay mọi thứ đã bị thất truyền,để lại rất nhiều không gian tưởng tượng cho đời sau.
Trong cuốn tiểu thuyết này nói rằng chiếc mặt nạ đồng tới từ Đất quỷ(Quỷ phương), thời Ân Thương gọi những nước nhỏ xung quanh mình là"Phương", Đất quỷ là một trong những nước nhỏ đó, còn chuyện mặt nạ củangười Na cổ xưa có phải là vật của đất quỷ hay không, hiện nay vẫn làmột bí mật.
Hết.