Thập Niên 60: Làm Giàu, Dạy Con
Editor: Tựa Thuỷ Lưu Niên
Chương 17: Tiền riêng
Chu Nhị Ni, con gái thứ hai của chị cả Chu, bế Chu Tam Oa đi trước,Chu Đại Oa và Chu Nhị Oa nối đuôi về nhà.
“ Cháu mang ống xương này về đi, thêm món cho ông nội, bà nội.” Lâm Thanh Hoà đưa cho Chu Nhị Ni một cái xương ống thật to, cũng không màng bên nhà họ Chu có nghĩ gì hay không.
Lâm Thanh Hoà múc nước rửa mặt cho Nhị Oa, Tam Oa, ghét bỏ nói: “ Mới sáng ngày ra mặt mày đã lem nhem như mèo rồi.”
Sau đó tới lượt Đại Oa, nó vừa rửa mặt vừa hỏi mẹ: “Mẹ, mẹ mua về mấy cái bánh bao trắng?”
Lâm Thanh Hoà hỏi lại: “Con nghĩ là mấy cái?”
Đại Oa liền đáp: “ Đương nhiên mỗi người một cái.”
“Mơ đi.” Lâm Thanh Hoà hừ: “Mẹ chỉ mua hai cái, cho các con mỗi đứa nửa cái.”
Bánh bao bột mỳ tinh, loại cực lớn, mỗi người nửa cái đã là quá tốt rồi!
Vệ sinh sạch sẽ cho ba anh em xong, Lâm Thanh Hoà liền hâm nóng cháo. Không có bếp than làm gì cũng phiền phức!
Từ cuộc sống hiện đại xuyên về đây, Lâm Thanh Hoà đã cố gắng hết sức để thích nghi. Sinh hoạt thường ngày tương đối ổn mỗi tội cô vẫn hơi lười một tí.
Bữa trưa có cháo trắng, không nhiều không ít vừa vặn mỗi người một chén, ăn kèm với dưa leo xào thịt, trứng gà luộc, quan trọng nhất chính là hai cái bánh bao trắng siêu lớn. Cả bốn mẹ con ăn tới mỹ mãn.
Đặc biệt là Đại Oa cùng Nhị Oa, bánh bao trắng là tình yêu bất diệt, trăm cái không chán.
Ăn xong, Chu Nhị Oa cất tiếng hỏi: “ Mẹ, hôm nay mẹ đi chợ mua gì về thế?”
“Không có gì.” Lâm Thanh Hoà vừa thu dọn chén đũa vừa trả lời bâng quơ một câu.
Lại nói tới chuyện mua bán, lần này đi cung tiêu xã trên trấn, cô vốn định mua mấy thứ như táo đỏ, tôm khô này nọ, nhưng cái gì cũng không bán. Chắc phải đi lên tận cung tiêu xã trên huyện mới mua được.
Hàng hoá ở cung tiêu xã trên trấn thưa thớt thấy thương. Dựa theo ký ức của nguyên chủ, cung tiêu xã ở huyện thành bán đầy đủ các thể loại, không thiếu một thứ gì. Tiếc rằng mỗi lần cô ta tới đó chỉ chăm chăm chú ý tới vải vóc, không quan tâm cái gì khác.
Lâm Thanh Hoà thì ngược lại, cái nguyên chủ không quan tâm thì cô lại hứng thú. Mấy đứa Đại Oa đang trong thời kỳ phát triển cơ thể, cần ăn nhiều thứ để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ví dụ như tôm khô bổ sung Canxi. Táo đỏ nọ kia cũng cần phải trữ trong nhà, phòng lúc hầm gà có cái mà dùng.
Ngoài ra mấy loại khác như nấm, mộc nhĩ, rong biển cô đã mua sẵn mỗi thứ nửa cân. Nhưng nếu Chu Thanh Bách trở về, trong nhà có thêm một người đàn ông thì từng đó khẳng định không đủ ăn, cô cần phải đi lên huyện một chuyến. Để xem ngày nào hợp lý gọi Chu Đông đi cùng, mang thêm xe kéo để chở vật tư sẽ đỡ mệt hơn.
Thầm tính toán một hồi, sau đó cô lùa ba đứa lên giường ngủ trưa. Tới giờ ngủ trưa là phải đi ngủ, nhất định không được làm việc khác.
Nằm xuống nghĩ tới thời tiết ngày càng lạnh, cô không yên tâm. Đợi ba đứa ngủ say, cô mở không gian riêng ra xem một chút.
Cô đã chuẩn bị hai cái chăn bông cực lớn loại bảy cân một cái, vô cùng ấm áp. Ngoài màu sắc không khoa trương ra thì các yếu tố khác đều vô cùng hiện đại, hoàn toàn không phù hợp với thời đại này.
Cho nên cô cần một cái vỏ chăn loại lớn, đợi khi nào đi cung tiêu xã trên huyện xem có cái nào thích hợp mua về rồi về nhét ruột chăn vào là được, đố Chu Thanh Bách phát hiện ra.
Haha tự hào quá, mình đúng là vừa thông minh vừa có bản lĩnh!
Cái đệm cô mua lúc trước cũng có thể mang ra dùng luôn, vì nó được làm theo kiểu phục cổ, nhìn thì có vẻ rẻ tiền nhưng chất lượng khỏi chê.
Chăn với đệm thì cứ trải ở giường của cô đi, mùa đông đến sẽ để ba đứa nhỏ ngủ cùng mình, cha bọn chúng về sẽ ngủ ở phòng các con bên cạnh. Dù sao trong nhà cũng vẫn có sẵn một cái chăn bông cũ, đủ cho anh ta giữ ấm.
Chu Thanh Bách: “……..”
Sắp xếp mọi thứ thật hoàn hảo. Lâm Thanh Hoà đắc ý mang theo ba đứa con cùng chìm vào giấc mộng.
Mọi người trong nhà họ Chu đi làm về đều biết chuyện Lâm Thanh Hoà thế mà lại cho nhà họ một ống xương cực lớn, tuy không có thịt, nhưng thời đại này chỉ cần có chút vị thịt cũng đã là rất quý. Đạo lý này không ai không biết!
Đặc biệt lại là Lâm Thanh Hoà đưa cho Chu Nhị Ni mang về.
Phần xương này đem chặt nhỏ ra rồi hầm với dưa chua, lâu lắm rồi mới lại được ăn thịt, mới nghĩ thôi đã không chịu nổi rồi.
Ăn cơm xong, mọi người tản ra, phòng nào về phòng nấy nghỉ ngơi.
Bà Chu vừa vào phòng đã hỏi ông Chu: “Ông này, ông nói xem có chuyện gì với vợ thằng tư nhỉ?”
“ Chuyện gì là chuyện gì?” Trong lòng ông Chu cũng không hiểu rõ nhưng ông không thích suy đoán lung tung.
Bà Chu lại nói: “ Thì còn chuyện gì nữa, nó trước giờ đều hận không thể phủi sạch quan hệ với nhà họ Chu chúng ta. Thế mà hôm nay lại gửi đám Nhị Oa Tam Oa cho tôi giữ, rồi còn đưa xương heo sang nữa chứ.”
Ông Chu không rảnh suy nghĩ nhiều, đối với ông mà nói chỉ cần con dâu biết điều sống tốt là được rồi, còn lại những cái khác ông không muốn quản.
Việc quan trọng hơn ông phải quản bây giờ là mau giao cho xong lương thực, hoàn thành nộp thuế, sau đó chờ đại đội phân lương xuống rồi chuẩn bị gieo trồng lúa mì vụ đông. Đây mới là đại sự.
Đàn bà đúng là giống nhau, đâu chỉ có mình bà Chu ôm nghi hoặc, còn có ba người chị dâu nữa.
Chị hai Chu thầm thì với Chu Thanh Lâm: “ Thím tư làm vậy là có ý gì nhỉ? Không phải cô ấy muốn chia thịt với nhà mình đấy chứ?”
Chu Thanh Lâm không thèm để ý nói: “Nhà chứ tư đã phân gia rồi, thịt nhà mình sao có thể chia cho bên đó được.”
Chu Gia nhân khẩu đông như vậy, chia sao đủ mà chia.
“Mặc dù đã phân gia, nhưng nói thế nào thì cha mẹ cũng là ông bà nội của đám Đại Oa mà.” Chị hai Chu tự cho mình thông minh có thể nhìn thấu âm mưu của Lâm Thanh Hoà.
Chu Thanh Lâm nói: “ Em không cần phải nghĩ nhiều, chứ tư mỗi tháng đều gửi tiền trợ cấp về, cô ấy rất kiêu căng ngạo mạn, nếu muốn ăn thịt sẽ trực tiếp tới đội sản xuất mua chứ chẳng thèm nhòm ngó chỗ thịt nhà chúng ta đâu. Hơn nữa anh nghĩ cô ấy tự có cách kiếm được thịt, bằng không sẽ chẳng hào phóng mà cho nhà mình hẳn một ống xương lớn như vậy.”
Lúc này, chị hai Chu đã không giấu được sự ghen ghét trong giọng nói: “ Anh thì chẳng biết cái gì cả. Đại Oa chúng nó đứa nào đứa nấy đều lớn phổng lên không ít, đặc biệt là Tam Oa, mặt núc na núc ních toàn thịt là thịt.”
Chị hai Chu có hai đứa con gái lớn và một đứa con trai năm nay lên ba, nhưng đứa nào đều gầy đét. Thằng út bằng tuổi với Nhị Oa, tuy rằng lùn hơn chút, nhưng cân nặng lại không thua Nhị Oa. Thế mà mới mấy hôm không gặp Nhi Oa lại mập mạp hơn nhiều.
Chu Thanh Lâm lại nói: “ Em đừng suốt ngày nghĩ lung tung nữa, anh đoán tiền trong túi cô ấy chẳng nhiều bằng chúng ta đâu.”
Những lời này gãi đúng chỗ ngứa của chị hai Chu. Cô tự nhận mình là một quản gia đại tài, chỉ cần có cô ở đây thì chẳng phải lo gì cả, mặc dù hai vợ chồng không có bất kỳ một khoản thu nhập nào thế mà cô vẫn có khả năng vun vén tích cóp được mười mấy đồng tiền.
Đây tuyệt đối là một khoản tiết kiệm không hề nhỏ!
Ngược lại, thím tư là một quản gia đại tồi, đừng tưởng mỗi tháng chú tư đều gửi tiền trợ cấp về thì thím tư sẽ biết giữ. Nhiều thế chứ nhiều nữa cũng đều bị huỷ hoại trong tay cô vợ hoang phí mà thôi.
Ví dụ ngay trước mắt, thím ba đang giúp cô ta may quần áo mùa đông cho đám Đại Oa. Cả ba anh em mỗi người một bộ quần áo mới, dùng bông và vải dệt đều là loại tốt nhất. Cái này không phải phá của thì là gì?!
Cô dám chắc Lâm Thanh Hoà không nhiều tiền bằng cô. Cược gì cũng chơi!
“Không biết năm nay mẹ sẽ cho nhà mình bao nhiêu tiền tiêu vặt nhỉ?” Chị hai Chu tự an ủi mình mồi hồi, tâm tình tốt hẳn lên.
Bà Chu là một người mẹ chồng tốt nhất trong thôn này, không tính chuyện bà ưu tiên Chu Thanh Bách cho phép Lâm Thanh Hoà phân gia, thì bà luôn đối xử rất công bằng với ba cô con dâu.
Bà không phải dạng người keo kiệt vắt cổ chày ra nước, ví như cuối năm tới thời điểm phân phiếu phân tiền, bà sẽ phát cho ba phòng mỗi phòng một hai đồng tiền tiêu vặt.
Số tiền này các cô con dâu được tự quản lý, giữ lên hoặc mùng hai Tết đưa về nhà mẹ đẻ đều được. Tóm lại là tuỳ ý sử dụng.
Những nàng dâu khác trong thôn không được đãi ngộ tốt như con dâu Chu Gia. Mẹ chồng nắm mọi thứ trong tay, đừng bao giờ mơ tới việc có tiền riêng.
Nhìn xuống mới thấy, cuộc sống của mình vẫn còn tốt hơn nhiều người.